Chat Online
Máy chấm công là một thiết bị văn phòng mang đến nhiều tiện ích cho doanh nghiệp. Sử dụng máy chấm công sẽ giúp cho người sử dụng lao động có thể dễ dàng kiểm soát được hoạt động ra vào của nhân công giúp quá trình tính lương và xử lý các công việc hành chính thuận tiện nhất. Chính bởi vậy, khi máy chấm công bị lỗi với bất kể lý do nào đều sẽ mang tới phiền phức. Bài viết này sẽ tổng hợp các lỗi thường gặp của máy chấm công cũng như nếu ra cách khắc phục chúng. Tham khảo ngay để có thể xử lý khi cần thiết nhé.
Dưới đây là một số lợi ích mà những chiếc máy chấm công mang lại cho doanh nghiệp:
1. Không nhận dạng vân tay
Đây là một lỗi khá phổ biến, nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do vị trí đặt tay lúc đăng ký vân tay và vị trí lúc chấm công khác nhau nhiều.
Cách khắc phục: Đặt lại vân tay cho thẳng sao cho tiếp xúc đều trên bề mặt mắt nhận vân tay. Nếu máy vẫn không nhận thì cần đăng ký lại vân tay mới.
2. Không kết nối được máy chấm công với máy tính
Trong trường hợp này, người dùng cần kiểm tra lại địa chỉ IP của thiết bị. Hãy chắc chắn rằng thiết bị chấm công và máy tính có cùng địa chỉ IP và đều được khai báo trên phần mềm.
3. Máy chấm công bị sai giờ
Với lỗi này, bạn thực hiện cài đặt lại giờ như sau:
Cách 1: Sử dụng phím bấm trên máy tính để cài đặt lại thời gian
Cách 2: Chỉnh thời gian bằng phần mềm trên máy tính:
4. Không tính công cho nhân viên đã chấm công
Với lỗi này cần kiểm tra lại dữ liệu thô, nếu không có dữ liệu chấm công thì tức là nhân viên đó không chấm công.
Còn nếu có dữ liệu thô ghi nhận chấm công thì kiểm tra lại ca làm của nhân viên đồng thời tắt máy chấm công và cài đặt lại.
5. Máy chấm công tự kêu khi không có ai chấm công
Cần vệ sinh lại máy chấm công, lắp đặt tại vị trí khuất gió không chịu ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, không bụi bặm...
6. Chưa cài đặt vân tay cho nhân viên nào, nhưng khi tải lên máy tính lại có dữ liệu
Nguyên nhân có thể do phần khai báo không đúng cần kiểm tra và thực hiện khai báo lại.
Lưu ý khi khai báo cần thực hiện khai đầy đủ tên máy, kiểu kết nối, địa chỉ IP và màn hình máy. Nếu màn hình máy chấm công là đen trắng thì chọn kiểu LCD, nếu là màn hình màu thì chọn kiểu TFT.
7. Dữ liệu máy chấm công nhảy lộn xộn không ngày
Ví dụ, chấm công vào buổi sáng hôm sau lại bị nhảy lên chiều hôm trước. Trường hợp này không phải lỗi do máy chấm công mà nguyên nhân là do nhân viên chấm thiếu, quên chấm công.
8. Muốn xóa dấu vân tay của nhân viên đã nghỉ nhưng máy lại yêu cầu phải có vân tay của người đó
Cách xóa được thực hiện như sau: